dich vu sua dien lanh tai nha

Những nguyên nhân gây bỏng ở trẻ em

Hiện nay trên báo chí, truyền hình cũng hay nhắc tới chuyện bỏng ở trẻ em rất nhiều. Hậu quả sẽ gây ra cho trẻ em rất là nghiêm trọng, nhẹ thì để lại dấu vết, nặng thì có thể dẫn đến tử vong. Nên mỗi gia đình nên tìm hiểu thêm dưới đây để bảo vệ con mình được tốt hơn.

1/ Nguyên nhân gây bỏng ở trẻ em

nguyen-nhan-gya-bong-o-tre-em

Bỏng do nhiệt

  • Do vô ý trẻ em bị ngã vào nước sôi, những thứ vừa mới nấu xong.
  • Ngã vào bếp lửa hay nghịch lửa than.
  • Vô ý đụng vào các bô xe máy.
  • Trẻ em tự vặn bình nước nóng lạnh gây bỏng

Bỏng do dòng điện

  • Do bé cho tay vào ổ điện nghịch các đồ dùng điện lúc điện đang chạy.
  • Do chuột cắn đứt dây điện trẻ em không biết đi vướng phải.

Bỏng do hóa chất

  • Người lớn để axit chưa kịp dùng thì trẻ em cầm trúng và gây bỏng.
  • Một số trường hợp khác là bị người lạ tạt axit.

Bỏng do bức xạ

  • Do tia hồng ngoại, laze, rơngen. Đây là nguyên nhân ít gặp, chủ yếu là do từ X-quang hoặc xạ trị để điều trị ung thư.

gay-bong-o-tre-em

2/ Hậu quả để lại cho trẻ em

  • Nếu bị bỏng sẽ gây ra tình trạng sốc, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, gầy mòn và tử vong.
  • Thương tích do bỏng gây đau đớn, làm trẻ em dễ hoảng sợ và có thể bị sốc.
  • Triệu chứng đau sẽ làm trẻ rối loạn tính tình, suy giảm khả năng đề kháng. Đặc biệt về tâm sinh lý, đau gây cho trẻ nỗi sợ hãi, rối loạn tình cảm, tạo nên tâm lý không tiếp xúc.
  • Bỏng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển tâm hồn và thể chất của trẻ. Các vết bỏng nặng đều gây tổn thương nghiêm trọng, để lại sẹo vĩnh viễn, ảnh hưởng cử động do dính, co kéo; thậm chí có thể bị cắt cụt chi, cứng khớp… làm biến dạng cơ thể, gây tàn phế suốt đời.
  • Điện giật có thể gây nên tử vong ngay do bị ngừng thở, ngừng tim hoặc bị bỏng sâu dẫn tới tàn phế nặng.

3/ Cách xử lí khi trẻ em bị bỏng

hau-qua-bi-bong-o-tre-em

Tại nơi tai nạn

  • Làm lạnh vùng bỏng bằng nước lạnh vô trùng trong vòng 20 -30 giây sẽ có tác dụng làm giảm đau, giảm chảy máu và có thể giảm độ sâu tổn thương do việc hạn chế tác dụng của nhiệt. Không nên dùng đá lạnh vì có thể gây hạ thân nhiệt và tổn thương do đông cứng. Trẻ em nên được phủ bằng một tấm vải sạch hoặc chăn ấm.

Tại phòng cấp cứu

Tùy vào các loại bỏng mà có nhiều cách xử lý khác nhau

  • Nếu loại nhẹ cần rửa lại bằng dung dịch vô trùng hoặc nước muối sinh lý,
  • Nếu loại nặng có thể loại bỏ vết bỏng hở nên được băng và che phủ bằng da lợn sau đó băng các lớp gạc phía ngoài. Vết thương nên được kiểm tra sau 2 ngày, nếu da lợn bám chắc vào nền vết bỏng thì để nguyên, nếu không dính thì nên cho giảm đau trước khi thay băng sau đó nhẹ nhàng rửa sạch trong bồn tắm, dùng thuốc tại chỗ, gạc băng, vật lý trị liệu nên bắt đầu sớm.

4/ Cách phòng tránh bị bỏng ở trẻ em

phong-tranh-bong-o-tre-em

  • Theo dõi và kèm sát trẻ nhỏ đang bò và chập chững đi. Không nên mặc cho trẻ nhỏ những đồ vải nilông và quần áo bó chặt cơ thể vì dễ bốc cháy khi tiếp xúc với lửa và khó cởi ra khi cháy.
  • Để các vật dụng nóng sôi, các chất dễ cháy, các chất sinh lửa, đồ điện ở nơi an toàn ngoài tầm với của trẻ nhỏ.
  • Kiểm tra độ nóng của nước trong các bồn tắm cho trẻ nhỏ. Không để trẻ tự vặn vòi bình nước nóng lạnh.
  • Nghiêm cấm trẻ đùa nghịch hoặc đến gần các hố vôi. Hố vôi phải được rào chắn và chiếu sáng vào ban đêm.
  • Nghiêm cấm trẻ trèo lên cột điện và đụng chạm dây điện, phích cắm điện, đồ điện.
  • Luôn nhắc nhở các cháu về phòng tránh tai nạn bỏng.
  • Phải chú ý bố trí bếp nấu ăn hợp lý, đặt bếp lò ở chỗ cao ngoài tầm tay với đến của trẻ, có vách ngăn không cho trẻ tới gần.
  • Không để dụng cụ đựng nước nóng, đồ vật nóng trong tầm tay với đến của trẻ hoặc trên đường đi lại của trẻ.
  • Khi dựng xe máy, phải quay ống bô xả của xe máy đang còn nóng vào sát tường.
  • Lắp các thiết bị điện đúng quy tắc an toàn, sử dụng các ổ cắm điện có nắp đậy, có rơ le tự ngắt điện khi có sự cố chập điện.
  • Phải làm cửa chắn quanh khu vực nấu ăn.
  • Phải để xa tầm với của trẻ thức ăn, đồ uống mới nấu như nồi canh, nồi cám, nước sôi, phích nước nóng, vật dễ cháy nổ như ga, xăng, cồn…
  • Luôn kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống.
  • Hướng dẫn trẻ không nghịch lửa và các vật dễ cháy nổ như diêm, bật lửa, xăng dầu.
  • Tránh để vòi nước nóng ở mức quá nóng.

Bài viết liên quan
Website: Dịch Vụ Sửa Điện Lạnh Tại Nhà
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012