Trong lò vi sóng có 2 cầu chì. Đó là cầu chì nguồn và cầu chì bảo vệ cục sóng. Nếu trong trường hợp mà lò vi sóng nhà bạn vẫn có đèn, vẫn quay nhưng thức ăn lại không nóng. Trường hợp này thì có khả năng cầu chì bảo vệ cục sóng (cầu chì cao áp) nhà bạn đã bị đứt. Nếu chỉ hư hỏng nhỏ thì bạn có thể tự sửa chữa lò vi sóng mà không cần phải lên hệ kỹ thuật.
Bắt bệnh
Tắt nguồn điện vào lò nhé. Mở cửa lò lấy dĩa quay thức ăn ra.
Hãy tháo những ốc vít phía sau lò. Sau đó thì tháo nguyên bộ vỏ lò vi sóng.
Sau khi tháo nắp ra thì bạn sẽ thấy ngay một cầu chì nằm gần đường dây điện vào (đây là cầu chì bảo vệ nguồn điện vào). Nếu lò có hiện tượng không có nguồn điện vào thì kiểm tra cầu chì này (đèn không sáng, không quay và không nóng)
Nhưng với tình trạng đèn sáng, dĩa quay nhưng không nóng là do là cầu chì cao áp. Nó nằm gần bộ biến tần thì sẽ thấy một hộp bằng nhựa có thể màu đen hoặc màu nâu (tùy theo từng dòng máy). Tháo hộp cầu chì này ra khỏi bộ biến tần, các dây dẫn vẫn giữ nguyên.
Trong hộp đựng cầu chì này có 2 chốt gài 2 bên. Vì cầu chì này được đựng trong ống thủy tinh nên chỉ cần xem sợi dây có bị đứt hay không. Nhưng nên dùng đồng hồ đo điện hoặc bút thử điện loại có Pin cho chính xác hơn nhé.
Thay cầu chì
Bạn có thể mua cầu chì cao áp mới thay thế vào lò vi sóng.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể tái sử dụng lại. Lấy 1 sợi trong ruột dây điện bằng đồng để nối lại (dùng dây điện mềm, có nhiều sợi bên trong ruột). Quấn dây đồng vào 2 đầu cầu chì rồi gắn lại. Lắp lại như cũ.
Kiểm tra
Cho nước vào ly thủy tinh và đặt trong lò. Cắm điện và khởi động. Sau đó kiểm tra lý nước có nóng hay không. Nếu nước nóng tức là lò hoạt động tốt. Còn khi nước vẫn không nóng thì có thể còn bị hư hỏng nào đó. Lúc này thì hãy liên hệ dịch vụ sua chua lo vi song.
Chú ý
Không được để nguồn điện vào lò trong thời gian bắt bệnh và thay cầu chì.
Công suất của cầu chì nên tương đương loại cũ. Nên dùng 1 sợi dây đồng nhỏ tuyệt đối không sử dụng loại dây to nhé.