Thực phẩm để quá lâu hoặc được bảo quản ở nhiệt độ không thích hợp trong tủ lạnh cũng có thể trở thành nơi trú ẩn của vi khuẩn gây bệnh. Những gợi ý sau giúp bạn bảo quản thức ăn trong tủ lạnh được tươi, ngon và an toàn.
- Những thực phẩm không nên để tủ lạnh
- Ưu điểm của tủ lạnh quạt gió
- Ý nghĩa nhãn năng lượng trên sản phẩm điện lạnh
1/ Bảo quản trứng trong hộp cứng thay vì để chúng ở ngăn đựng trứng ở cửa tủ lạnh.
2/ Bao thực phẩm thật chặt bằng 2 lớp nylon (loại màng bọc thực phẩm) hoặc giấy bao thật kín trước khi để chúng vào tủ lạnh, tránh để không khí lọt vào bên trong.
3/ Không rửa trái cây, rau xanh… (những sản phẩm tươi) nếu chưa sử dụng. Cho chúng vào các bao nhựa có đục lỗ, sẽ bảo quản được lâu hơn. Không nên để chuối trong tủ lạnh.
4/ Bảo quản thức ăn và thực phẩm dự trữ ở những ngăn riêng biệt với nhau.
5/ Lưu ý sự lưu thông của không khí trong tủ lạnh, đừng cố nhồi nhét mọi thứ vào khiến tủ lạnh bị quá tải. Nếu không khí không được tuần hoàn tốt, tủ lạnh của bạn sẽ không giữ được nhiệt độ ổn định.
6/ Để thức ăn nấu sẵn trong các hộp kín khoảng 2 giờ sau khi nấu và nên dùng trong vòng từ 3 đến 5 ngày.
7/ Bảo quản phần thịt cá sống trong túi nylon hoặc dùng giấy bọc thật kín và để ở ngăn kệ thấp nhất trong tủ lạnh. Điều này giúp giữ cho phần nước nhỏ ra từ cá, thịt không rơi vào những thực phẩm khác trong tủ lạnh.
8/ Kiểm tra hạn sử dụng hoặc ngày sản xuất trên bao bì của thực phẩm. Chú ý hạn sử dụng sẽ không còn giá trị khi bao bì của sản phẩm đã bị mở.
9/ “Sử dụng tốt nhất trước…” là lưu ý đáng tin cậy mà bạn nên nghe theo khi sử dụng những sản phẩm được đóng gói sẵn. Nên bọc cá, thịt trong bao nylon trước khi cho vào tủ lạnh.