dich vu sua dien lanh tai nha

Kéo dài tuổi thọ lò vi sóng

Lưu ý khi nấu bằng Lò vi sóng

nuong-khoai-lang-lo-vi-song

Thời gian, cách thức cũng như nhiệt độ ninh, nướng với từng loại thực phẩm khác nhau cũng cần được chú ý:

Những chất lỏng như sữa, cháo loãng… khi hâm lại bằng lò vi sóng cũng phải được để trong đồ đựng rộng miệng, mặt thoáng, chất lỏng thấp hơn thành đồ đựng để tránh nứt vỡ.

Với những thức ăn có vỏ hoặc màng mỏng như trứng, khoai lang, sò, ốc… cần làm thủng một lỗ nhỏ trên bề mặt hoặc bóc vỏ, cắt nhỏ thực phẩm để tránh phát nổ, vì khi nhiệt độ tăng, thể tích bên trong của thực phẩm cũng tăng theo.

Với các loại thực phẩm đóng hộp, tốt nhất nên đổ thực phẩm ra khay, đĩa rồi mới hâm lại.

Với những loại thực phẩm như xúc xích, thịt nguội, ngũ cốc khi chế biến bằng lò vi sóng, cần cho thêm một cốc nước trắng vào lò. Việc này sẽ hạn chế tình trạng ống magnetron bị hư hao.

Không dùng lò vi sóng để nấu thịt heo ướp hoặc thịt thăn hun khói. Những thực phẩm này chứa nhiều nitric. Nếu được đun bằng lò vi sóng, nitric sẽ trở thành các nitrosamin – những phân tử có thể gây ung thư rất mạnh, không tốt cho sức khỏe của bạn và gia đình.

Tiết kiệm điện cho lò vi sóng:

Một trong những tiêu chí mà bất cứ ai khi đi mua đồ điện tử nói chung và lò vi sóng nói riêng đều quan tâm đó là công suất hoạt động của các thiết bị này có phù hợp với gia đình mình hay không? Nếu sử dụng không đúng công suất sẽ lãng phí điện mà làm giảm tuổi thọ của các thiết bị.

Với lò vi sóng, không nên bật lò trong phòng có máy lạnh, không đặt gần các đồ điện khác. Khi nấu nên dùng khay lớn để thực phẩm không trào ra ngoài không làm hỏng lò.

Trong lò, sóng điện từ phân phối không đều. Vì thế ở giữa lò, thực phẩm chậm chín hơn ở chung quanh. Khi nấu xếp thực phẩm theo vòng tròn, phần thực phẩm to, dầy quay ra ngoài và khi phải khuấy thực phẩm hoặc trở chiều để phân tán nhiệt và làm thực phẩm chín đều, nhanh giúp giảm điện năng tiêu thụ.

Ngoài ra, luôn có nước hoặc thực phẩm ướt khi dùng lò, để ống magnetron không bị hư hao. Khi món ăn quá khô, có thể để một ly nước trong lò. Nếu lò vi sóng đã sử dụng quá lâu thì việc thay thế một chiếc lò mới sẽ là một giải pháp đầu tư khôn ngoan và tiết kiệm điện hơn.

Vệ sinh: Nên hạn chế cọ rửa bên trong lò và đĩa quay bằng các hóa chất có tính tẩy rửa mạnh.

Nên ngắt nguồn điện trước khi làm vệ sinh lò, tốt nhất là lau chùi bên trong và cửa lò bằng khăn mềm nhúng dấm hoặc nước cốt chanh.

Nếu lò vi sóng có mùi, chỉ cần cho một bát nước cốt chanh vào lò đun khoảng 5 – 7 phút là được.

Khi nấu thức ăn trong lò vi sóng, rất có thể nước sẽ bị trào ra ngoài. Để rửa sạch những vết bẩn đó, ngay lập tức, hãy rắc một chút muối lên chỗ loang (do nước của đồ ăn trào ra). Đợi đến khi lò nguội, bạn chùi sàn để thức ăn bằng miếng bọt biển ẩm rất dễ dàng.

Vị trí để: Muốn lò vi sóng bền và an toàn, ngoài việc phải đấu dây tiếp mát, cần cắm thiết bị này vào một nguồn điện riêng, ổ cắm phải chắc chắn, tốt nhất là gắn cố định trên hốc tường.

Tuyệt đối không để lò vi sóng xuống đất, những nơi có độ ẩm cao, gần những vật liệu dễ cháy nổ hoặc nhiệt độ cao. Thói quen để lò vi sóng gần bếp gas hoặc gần tủ lạnh. Rất nguy hiểm, vì khi xảy ra cháy nổ lò vi sóng, bình gas hoặc khí gas rất dễ bị nổ theo.

(Sưu Tầm)

Bài viết liên quan
Website: Dịch Vụ Sửa Điện Lạnh Tại Nhà
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012