Chúng tôi đã từng chia sẽ đến quý khách bài viết Dùng máy lạnh khi nhà có trẻ nhỏ. Nhưng theo khảo sát của chúng tôi thì trong mùa nắng nóng này có rất nhiều câu hỏi của các bậc phụ huynh về việc trẻ mỗi lần nằm trong phòng máy lạnh là sáng hôm sau sẽ bị khò khè, cổ họng bị khô và gây cảm giác rất khó chịu. Nhiều trường hợp nặng còn gây ra viêm phổi.
Viêm phổi thường gây ra do vi trùng hoặc siêu vi. Nhiễm lạnh hay tiếp xúc không khí lạnh, không được lưu thông tốt là yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng hô hấp. Viêm phổi thường xảy ra khi gặp các điều kiện thuận lợi như cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột do thời tiết, ăn uống đồ lạnh, ngồi trong phòng máy lạnh quá lâu. Người lớn sức đề kháng mạnh còn rất dễ bị bệnh. Chính vì vậy mà với trẻ em còn phải cẩn thận hơn. Trẻ thường ra nhiều mồ hôi khi không được lau khô khiến trẻ bị lạnh thấm ngược hoặc trẻ tắm ngay sau khi đi chơi về chưa kịp lau khô mồ hôi và tắm lâu khiến cơ thể nhiễm lạnh cũng dẫn tới viêm phổi.
Với các trẻ có cơ thể suy yếu, lười ăn, suy dinh dưỡng, thiếu chất càng có nguy cơ mắc bệnh cao do hệ miễn dịch kém phát triển. Trẻ nhỏ vẫn nằm được máy lạnh, nhưng cần lưu ý không để nhiệt độ quá lạnh. Điều chỉnh từ 240C – 260C không để trẻ nằm vị trí luồng hơi lạnh thổi ra. Chú ý các phụ huynh cần giữ cho ấm cổ họng cho trẻ khi tiếp xúc thường xuyên trong môi trường máy lạnh.
Nên cho trẻ uống nghệ tươi chưng với đường phèn, trà cam thảo, trà gừng, hấp húng chanh, quất với đường phèn cho trẻ uống, dùng dầu tràm, khuynh diệp, bạc hà để thoa toàn thân, đặc biệt là vùng cổ của trẻ. Nếu trẻ khóc quấy không chịu dùng hay cha mẹ lo lắng về tạp chất trong các loại thảo dược có thể gây dị ứng nếu cơ thể trẻ mẫn cảm có thể cho trẻ uống sirô hoặc ngậm các loại kẹo chiết xuất từ các thành phần tinh dầu thảo dược gồm gừng, tràm, bạc hà, tần. Lượng tinh dầu trong thảo dược qua quá trình trích ly sẽ được giữ nguyên và loại bỏ tạp chất, phù hợp với cơ thể trẻ.