- Tổng hợp các câu hỏi về gas máy lạnh
- Sự thực đằng sau máy lạnh diệt khuẩn
- Máy lạnh gây điếc đột ngột ở trẻ nhỏ
Máy lạnh mang lại không khí mát mẻ, tinh thần làm việc thoải mái. Nhưng với những gia đình có các trẻ nhỏ. Cần phải hết sức chú ý. Chỉ cần các cha mẹ không chú ý cũng làm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Theo các khuyến cáo bệnh điếc thường khó phát hiện được ở các trẻ chưa biết nói. Điếc đột ngột thường gây giảm thính lực ít nhất 30 dB ở 3 tần số liên tiếp, thường hay bị một tai. Cứ 10 bệnh nhân điếc đột ngột thì có đến 9 người bị điếc một tai và chỉ có 1 người bị điếc cả hai tai. Trẻ đã nghe nói, điếc đột ngột một tai vẫn có thể nghe bằng tai tốt còn lại nên vẫn giao tiếp bình thường, chính vì thế cha mẹ bé không nhận ra con mình bị điếc một tai.
Trẻ em thường chỉ nhận ra không nghe được một tai khi chơi trò nói thầm hoặc nghe điện thoại. Đối với trẻ điếc đột ngột chưa biết nói, cha mẹ thường chỉ phát hiện được vài tháng sau đó. Bé H.T. được sinh ở Bệnh viện Từ Dũ với sức khỏe bình thường, trước khi rời bệnh viện bé đã được khám tầm soát khiếm thính và xác định nghe bình thường, cha mẹ cũng xác nhận lúc thử thấy bé có phản ứng, sau đó về nhà bé vẫn phản ứng bình thường với tiếng động, nhưng khi được 2 tháng tuổi bé phản ứng với tiếng động ít dần nhưng ba mẹ chủ quan vì nghĩ bé đã được khám tầm soát khiếm thính rồi. Đến tháng thứ 4, cha mẹ mới đem bé đi khám thì thật bàng hoàng khi nghe bác sĩ nói bé đã bị điếc sâu 2 tai.
Một trường hợp khác, bé M.H 4,5 tháng tuổi đã biết hóng chuyện và nói mum mum, nhưng tới lúc được 7 tháng tuổi thì thấy bé không phản ứng với tiếng động dù lớn. Đưa bé tới khám mới phát hiện bé đã bị điếc sâu 2 tai. Cả 2 trường hợp trên, cha mẹ đều không xác định được thời điểm bé bị điếc. Trẻ bị điếc lúc càng nhỏ thì hậu quả càng lớn, vì trẻ cần nghe được mới học nói được. Nếu không nghe được trẻ không học nói được từ đó không giao tiếp được với những người xung quanh cũng như không đi học được.
Nguyên nhân
- Chỉ có 10 – 15% bệnh nhân điếc đột ngột biết mình bị điếc do nguyên nhân gì. Những nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như:
- Các bệnh nhiễm virus như viêm tiền đình, viêm thần kinh thính giác, viêm não, màng não, quai bị, rubella, thủy đậu, HIV…
- Các bệnh nhiễm trùng như: viêm tai, viêm màng não, viêm tiền đình, giang mai giai đoạn 3…
- Các chấn thương đầu, tai.
- Các bệnh mạch máu như thiếu máu, co thắt mạch máu, xơ cứng mạch máu, thuyên tắc mạch máu do máu cục, xuất huyết tai trong…
- Các bệnh ung thư như ung thư thần kinh thính giác, ung thư di căn…
- Các bệnh thần kinh như bệnh đa xơ cứng, bệnh Meniere, migrain.
- Ngoài ra còn có các bệnh tự miễn, bị ngộ độc, ví dụ bị rắn độc cắn, các loại thuốc gây ngộ độc tai…
Các nguyên nhân này làm giảm hoặc ngăn máu và không khí đến tai trong vì vậy các tế bào thần kinh thính giác có rất nhiều ở tai trong bị thương tổn. Ở trẻ em, mạch máu rất nhỏ vì vậy khi động mạch tai trong của trẻ bị co thắt rất dễ dẫn đến tình trạng thần kinh tai trong không được nuôi dưỡng gây điếc. Ngoài ra, hiện nay điếc đột ngột còn do việc sử dụng máy lạnh. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lưu ý không nên để nhiệt độ thấp quá, không nên đột ngột chuyển từ môi trường nóng sang lạnh trẻ sẽ dễ bị điếc đột ngột do co thắt động mạch tai trong. Trong gia đình của hai trường hợp kể trên đều có sử dụng máy lạnh, đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến điếc đột ngột cho 2 bé.
Vì vậy, các bà mẹ mới sinh con hoặc có con nhỏ khi sử dụng máy lạnh phải rất cẩn thận để không gây tác hại cho con mình.
Ngoài ra cần thường xuyên quan tâm chăm sóc sẽ sớm phát hiện những triệu chứng bất thường khi trẻ nghe kém như ngủ sâu, không phản ứng với những tiếng động lớn…
Khi phát hiện bị đột ngột giảm hoặc mất sức nghe nên đến khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng ngay khi phát hiện.
Với trẻ lớn hơn, khi thấy trẻ đang nghe nói bình thường thì đột nhiên giảm sức nghe hoặc không nghe được nữa nên đến khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng ngay.
Nguồn ST