Bài viết này tổng hợp các kiến thức về tủ lạnh. Đây là những kinh nghiệm thực tiễn khi sửa chữa tủ lạnh nhiều năm, về những nguyên nhân gây hư hỏng ở tủ lạnh và cách khắc phục, những khái niệm cơ bản và những hãng máy lạnh được nhiều người đánh giá cao.
Khái niệm cơ bản về tủ lạnh: Qui trình của tủ lạnh là quy trình khép kín. Toàn bộ các ống dẫn bên trong đều được hàn kín, ko có 1 khe hở nào làm cho khí Gas lọt ra được.
Tủ lạnh cũng phân ra làm 2 loại :
1/ Tủ quạt ( tủ lạnh không đóng tuyết )
– Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao nên loại tủ này được thiết kế theo tiêu chuẩn Automatic từ A- Z. Chỉ cần bỏ đồ ăn, thức uống vào rồi lấy ra mà ko cần phải lo tủ bị đóng tuyết hay tủ có mùi hôi do không khí bên trong ko được lưu thông.
– Vì được thiết kế có thêm FAN – nhằm mục đích tạo luồng không khí lạnh đều trong tủ, không làm cho thức ăn/đồ uống bị ôi thiu. Giúp bảo quản đồ được lâu hơn. Ngoài ra còn có thêm các sensor và bộ timer hẹn giờ, nhằm mục đích xả đá thừa bám đọng lâu ngày ngay trên ngăn đá giúp cho tủ lấy độ lạnh nhanh hơn và gọn gàng hơn ngay khi bạn không rãnh tay để xã đá như loại tủ không đóng tuyết.
2/ Tủ Coil ( tủ lạnh đóng tuyết ) : Cấu tạo đơn giản chỉ bao gồm Compressor – Giàn nóng (bộ phận giải nhiệt cho Gas khi bị nén ở áp lực cao) – Thermosta cảm ứng ngắt mạch cho Compressor khi tủ đạt được độ lạnh cần thiết (nút xoay tròn chỉnh temp trong tủ).
Lưu ý:
– Các phích cắm phải thật chắc chắn, nếu tốt thì làm riêng cho 1 cầu dao 10A là đủ, tốt hơn nữa thì sử dụng Relay trễ mạch hoặc ổn áp có mạch trễ khi điện bị ngắt (như vậy cho máy có thời gian để hồi toàn bộ lượng Gas khi bị ngắt đột ngột).
– Một khi cắm trực tiếp (cắm phích thẳng vào ổ cắm), không cắm theo kiểu rút ra rồi lại rút vào liên tục, như vậy chẳng khác nào làm cho máy bị Shock điện gây hư hỏng mát dây bên trong.
– Đối với các loại tủ cấm dùng các vật nhọn như dao, dùi, để nạy đá hoặc cạy cho đồ dơ ra. Vì điều này dễ làm thủng giàn Coil => thủng là coi như mình đã “kết liễu” em nó đấy. Nếu lỡ bị thủng rồi thì cứ chuẩn bị tinh thần mua tủ mới hoặc cho làm lại với giá tiền cắt cổ ~ 5-800k mà lúc làm xong “dung nhan” em nó cũng chả lành lạnh gì.
– Khi di chuyển ngoài việc bê thẳng đứng thì lúc cắm lại nên để yên trong vòng ít nhất 30min (tgian an toàn) để máy dồn Oil (nhớt cho Compressor) về đúng vị trí. Như vậy để tránh chuyện tủ bị ngẹt (ko lạnh).
– Tuyệt đối không che kín, không để áp sát tường che dàn nóng. Vì do được thiết kế dàn nóng chìm trong vỏ tủ nên bị hạn chế về giải nhiệt cho nên cần giữ khoảng cách xung quanh vỏ tủ.
Mức tiêu hao điện năng của tủ lạnh
Về tủ lạnh (thấp nhất là 1/18HP): HP (sức ngựa)/Kw/h (trị số điện năng tiêu thụ trong 1giờ)/W công suất riêng của Compressor (ko tính các thiết bị khác kèm theo).
- 1/18HP ~ 18h/Kw.
- 1/10HP ~ 10h/Kw ~ 85W.
- 1/8HP ~ 8h/Kw ~ 100W.
- 1/6HP ~ 6h/Kw ~ 120-125.
- 1/4HP ~ 4h/Kw ~ 180-185W.
Ổn áp cho tủ lạnh: Hầu hết tất cả cả model tủ hiện tại đều theo chuẩn Compressor Piston. HP~ Dung tích tủ / Dòng Start ban đầu / Dòng Ampe tiêu chuẩn (Current Ampe).
- 1/12HP ~ 50-80 lít / 2-2.4Ampe / 0.4 – 0.5Ampe.
- 1/10HP ~ 100-140 lít / 2.4 – 3.2Ampe / 0.7 – 0.8Ampe.
- 1/8HP ~ 120-160 lít / 3.4 – 4Ampe / 0.8-0.9Ampe.
- 1/6HP ~ 160 – 180 lít / 4 – 5.5Ampe / 0.8 – 1Ampe.
- 1/4HP ~ 220 – 400 lít / 6.5 – 9A / 1 – 1.3mpe.
- 1/3HP ~ > 400 lít / 10 – 15Ampe / 1.8 – 2.3Ampe.
Các bảo quản và sửa chữa tủ lạnh cần biết:
1/ Khi xê dịch tủ trong quá trình vận chuyển thì tránh bê ngược tủ. Khi đã cố định vị trí đặt tủ thì cứ để yên tủ ít nhất 10-15min rồi hãy cắm điện. Nhằm cho lượng Oil đổ lên trên giàn ống trở về lại bên trong Compressor, tránh gây nghẹt hoặc hỏng bơm của Compressor.
2/ Thường thì phích cắm zin theo máy của tủ lạnh nó khá nhỏ. Tưởng chừng có thể cắm vào bất kỳ ổ cắm dân dụng nào nhưng điều đó là hoàn toàn sai lầm. Hầu hết 90% tủ lạnh hư Compressor là do vấn đề phích cắm ko chặt, lỏng lẻo khiến Compressor rơi vào tình trạng cúp tắt liên tục gây hỏng mát dây bên trong. Nhận biết rõ vấn đề này thì nhìn vào ổ cắm có dấu hiệu bị nóng và khè thì đây là tín hiệu điện bị chập chờn trong lúc khởi động, cần phải thay Jack cắm khác chắn chắn hơn sớm.
Tủ lạnh tuy có dòng Ampe chạy thấp nhưng nhược điểm lớn của Compressor cho tủ lạnh khó start hơn so với Compressor của máy lạnh. Do chi tiết kĩ thuật làm của tủ quá nhỏ, nhỏ hơn gấp 2-3 lần so với chi tiết làm của máy lạnh. Vì vậy để riêng cho tủ 01 cái CB riêng hoặc thay ngay 1 phích cắm loại tốt, dính chặt ko được lỏng lẻo khi cắm vào ổ cắm.
3/ Do được thiết kế giàn nóng chìm trong tủ nên khả năng giải nhiệt của tủ rất bị hạn chế. Cho nên những bề mặt xung quanh của tủ khi chạy thì sẽ phát ra hơi nóng. Những bề mặt này ko được che đậy cũng như quá áp sát tường gây kém giải nhiệt. Khoảng cách an toàn cách xa vỏ tủ xung quanh những mặt nóng này tốt nhất là ở mức 10-15cm.
4/ Đối với loại tủ đóng tuyết (ko có FAN) thì khi xả đá tủ tuyệt đối không dùng bất kì vật nhọn nào chọt, cạy đá bên trong. Nhằm tránh tình trạng thủng giàn lạnh bên trong. Một khi bị thủng thì khả năng thay tủ mới gần như là 90%.
5/ Trong quá trình sử dụng thì các cửa tủ phải luôn được đóng kín, nếu jon xung quanh tủ bị hở thì phải thay ngay. Vì khả năng tủ chạy bền hay ko phụ thuộc vào tình trạng kín hay hở. Nếu bị hở thì sẽ khiến Compressor luôn chạy ở tình trạng quá tải, nếu xảy ra quá lâu thì bộ cơ bên trong Compressor sẽ nhanh chóng hao mòn khiến tủ kém lạnh và dần …. cháy mát dây hoặc yếu bơm.
Tham khảo một số hãng sản xuất tủ lạnh:
1/ Cao cấp
– Electrolux : Thương hiệu lớn đến từ Thụy Điển. Sản xuất tại Thailand. Màu chủ đạo là màu trắng và bạch kim, với thiết kế mẫu mã sang trọng. Công suất tủ thì luôn ở mức đúng và dư tải so với dung tích tủ nên do đó mà độ bền của tủ rất cao.
-Hitachi : Thương hiệu chuyên sản xuất tủ lạnh hàng đầu của Japan. Các chi tiết linh kiện đều là Made in Japan và được sản xuất ở Thailand hoặc VN (tùy theo model). Thiết kế dựa trên tính cổ điển và mang tính thực tế rất nhiều. Vì vậy mẫu mã của Hitachi thô và xấu so với các hãng khác. Tuy nhiên chất lượng thì rất tốt và có tính ổn dịnh cao.
2/ Mẫu mã đẹp, chất lượng được đánh giá rất cao, an tâm cho sử dụng lâu dài. Sự lựa chọn cho 2 cửa loại không đóng tuyết
– Toshiba (model nhỏ đều Made in Việt Nam).
3/ Mẫu mã đẹp, chất lượng tương đối trong phạm vi túi tiền eo hẹp. Tính đồng loại cả 2 đóng tuyết và không đóng tuyết
– Sanyo: Tuy là của China nhưng vẫn giữ được Compressor chuyên của hãng Sanyo Japan trước đây.
– Hitachi: Tầm 180lit nhưng mẫu mã xấu hơn so với Toshiba.
4/ Loại tủ cho giá rẻ dành cho mua số lượng :
– Deawoo
– LG
– Samsung
– Tên lạ ( hàng Tàu) (vd : InterNational – Alaska – Funiki v.v…)
Chú ý : Mua tủ cho gia đình nên chọn loại không đóng tuyết và có công suất tủ >110W, tệ nhất phải 100W là OK. Đơn giản là khả năng tủ có thể chịu tải cao vào mùa lễ tết, nhét đồ ăn kín mít mà tủ vẫn lạnh, vẫn đông đá, ko hư hỏng.