- Quy trình hoạt động cơ bản của máy giặt
- Tìm hiểu và khắc phục mã lỗi hiển thị trên máy giặt Electrolux
- Nạp gas tủ lạnh uy tín tại Tp.HCM
Việc máy lạnh quá dơ khi khuếch tán hơi lạnh ra môi trường đồng thời mang theo cả bụi bẩn và vi khuẩn gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho chúng ta nhất là người già và trẻ em. Vì vây vệ sinh máy lạnh là việc làm vô cùng cần thiết để tăng tuổi thọ của máy, bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn cũng như tiết kiệm chi phí tiền điện hàng tháng của bạn. Không phải ai cũng có thể vệ sinh máy lạnh, nếu vệ sinh không đúng cách thì rất có thể bạn sẽ làm hỏng máy mà cũng không thể làm sạch máy lạnh được. Nên tìm hiểu kỹ cũng như thực hiện việc vệ sinh máy đúng cách để đảm bảo an toàn cho máy lạnh và cho người vệ sinh.
Những lưu ý khi vệ sinh máy lạnh
- Ngắt nguồn điện vào máy giặt để bảo vệ người vệ sinh máy.
- Chỉ vệ sinh những bộ phận được khuyến cáo tránh những bộ phận điện của máy.
- Không sịt nước hay để nước chảy vào lock máy hay bo mạch.
- Nên cẩn thận, nhẹ tay trong quá trình vệ sinh máy lạnh.
4 Bước vệ sinh máy lạnh
Bước 1: Vệ sinh tấm chắn và lưới lọc dàn lạnh.
Dùng tua vít tháo các ốc bắt trên vỏ dàn lạnh, tháo phần vỏ nhựa bên ngoài ra. Tháo các tấm lọc bụi ra khỏi dàn lạnh, rửa nhẹ nhàng với nước và miếng bọt biển, nếu rửa với chất tẩy rửa thì tránh chà mạnh. Dùng vòi xịt mạnh để rửa trôi bụi bẩn. Để ráo nước. Tránh phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
Bước 2: Rửa dàn lạnh, lá kim loại của dàn lạnh
Dùng bịch nilon che phủ toàn bộ bo mạch để tránh các tia nước bắn vào làm hư bo mạch. Treo cố định túi nilon hứng nước chảy xuống. Dùng bình xịt áp lực xịt mạnh vào các lá kim loại. Chú ý chỉ xịt các tia nước gọn vào các lá kim loại, tránh xịt vào những bộ phận khác, xịt từ từ để nước tự có thể kịp chảy xuống. Sau khi xịt xong giữ yên nửa tiếng để nước chảy xuống hết.
Bước 3: Rửa giàn nóng
Dùng vòi nước hay bình xịt áp lực xịt vào các lá kim loại của dàn nóng. Chú ý xịt hướng thẳng vào các lá kim loại, nếu không xịt thẳng thì rất có thể làm lệch các lá kim loại sau này không khí ít tiếp xúc. Có thể dùng tua vít cố định cánh quạt để dể dàng xịt rửa hơn.
Bước 4: Gắn lại mặt trước máy lạnh.
Sau khi vệ sinh sạch các bộ phận trên thì tiến hành lắp mọi thứ trở về vị trí cũ. Không nên khởi động máy liền mà hãy đợi khoảng 1 tiếng để mọi thứ thật khô hẳn. Khởi dộng máy lạnh xem máy có hoạt động bình thường không.
Thời gian vệ sinh máy lạnh
Trước mỗi mùa sử dụng cao điểm như mùa nóng thì nên vệ sinh bảo dưỡng để đảm bảo máy hoạt động tốt và tránh hao phí điện năng. Thời gian được các chuyên gia khuyến cáo là từ 2 đến 3 lần trong một năm. Bộ lọc không khí là nơi cần vệ sinh thường xuyên hơn, định kỳ 1 đến 2 tháng nên vệ sinh bộ lọc không khí dàn lạnh.
Hoặc khi máy lạnh có các dấu hiệu sau thì nên vệ sinh bảo dưỡng: Khi máy lạnh không lạnh hoặc hơi lạnh tỏa ra yếu. Hơi lạnh tỏa ra có mùi hôi, khó chịu. Máy lạnh bị chảy nước hoặc máy lạnh kêu to.
Những lưu ý khi sử dụng máy lạnh
- Không bật tắt nguồn máy lạnh quá nhiều lần. Việc khởi động nguồn liên tục không những dễ làm hư hỏng máy còn khiến bạn phải trả rất nhiều tiền điện.
- Sử dụng máy lạnh phù hợp với phòng. Việc sử dụng máy lạnh nhỏ cho phòng to sẽ khiến máy hoạt động nhiều hơn để đảm bảo nhiệt độ ổn định trong phòng điều này không những khiến hỏng máy lạnh còn khiến hóa đơn tiền điện gia đình bạn tăng cao.
- Sử dụng nhiệt độ phù hợp với nhu cầu. Việc sử dụng máy lạnh liên tục với công suất cao vào bạn ngày đã khiến máy mệt mỏi. Nếu không thực sự cần hãy hạn chế mở máy lạnh vào ban đêm hoặc điều chỉnh nhiệt độ trung bình để máy có thời gian nghỉ.
- Không tự ý thay thế, sửa chữa máy lạnh. Để tránh làm hư hỏng các bộ phận khác khi máy có dấu hiệu bất thường hãy gọi cho trung tâm Sửa Điện Lạnh để được tư vấn miễn phí. Nên để những người thợ sửa máy lạnh chuyên nghiệp sửa hư hỏng máy lạnh để đảm bảo na toàn cho máy, tránh tình trạng rò rỉ điện gây hại đến sức khỏe của bạn.
Liên hệ với chúng tôi 028.6689.0000 – 0976.110.765 khi cần bảo trì, sửa chữa hoặc vệ sinh máy lạnh tại nhà.