Máy giặt Electrolux nhà bạn gặp các vấn đề trục trặc như máy không hoạt động, không vắt, bảng điều khiển không sáng,… Hãy thực hiện các bước sau trước khi liên hệ kỹ thuật sua may giat.
- Sửa máy giặt tại Huyện Bình Chánh
- Vị trí đặt tủ lạnh, máy lạnh và máy giặt hợp với phong thủy
- Giặt sạch vết bẩn dính trên quần áo
1/ Máy giặt đầy nước nhưng lại thoát hết nước.
Hãy kiểm tra đầu ống thoát nước có quá thấp. Một số loại máy giặt Electrolux có cấu tạo ống thoát nước có chiều cao đầu ống dẫn nước thải không dưới 60 cm và không quá 90 cm. Đoạn ống thoát nước phải nằm cao hơn đoạn xi phông sao cho chỗ bẻ cong phải cao hơn mặt đất ít nhất 60 cm
2/ Máy giặt không vắt.
Kiểm tra số lượng quần áo ít hay nhiều, khi cho đồ vào máy giặt có bị mất cân bẳng hay không.
Với máy giặt Electrolux khi mất cân bằng thì có trương trình tự sắp xếp lại quần áo. Bằng cách quay ngược lồng giặt vài lần cho đến khi sự mất cân bằng mất đi và máy có thể vắt bình thường. Sau khoảng 10 phút nếu quần áo vẫn không điều chỉnh được thì máy sẽ không vắt. Trong trường hợp này, hãy tự cân bằng và chọn lại chương trình vắt.
3/ Quần áo sau khi vắt vẫn không khô.
Sau khi giặt đồ xong bạn thấy quần áo không được vắt khô. Hãy kiểm tra khối lượng quần áo giặt có ít hoặc nhiều quá hay không. Hãy điều chỉnh lại khối lượng đồ giặt.
Trong trường hợp nước từ chu trình vắt không thể thoát lồng giặt, thì quần áo cũng sẽ bị ướt. Hãy kiểm tra xem đường ống nước có bị tắt nghẽndo cặn bã hay khôngđồ, có thể làm thẳng đường ống thoát nước.
4/ Không thấy được nước trong lồng giặt.
Thường thấy với những loại máy giặt đời mới. Vấn đề là do máy sử dụng công nghệ tiết kiệm nước mà không ảnh hưởng đến hiệu suất máy.
5/ Máy bị rung và ồn
Kiểm tra máy giặt đã được đặt cân bằng chưa. Ngoài ra, có thể động cơ có tuổi thọ cao, những máy đời cũ không được thiết kế chế độ giảm rung, đối trọng cân bằng, động cơ ba pha biến tần.
Giặt quá ít quần áo cũng là nguyên nhân. Quần áo sẽ bị dồn về một phía của lồng giặt, làm cho lồng giặt mất cân đối gây ra rung lắc mạnh bất thường. Khi giặt cần cân đối lượng quần áo không quá ít hoặc nhiều.
6/Đèn bảng điều khiển nháy liên tục hoặc không sáng.
Hiện tượng đèn nháy liên tục và không giặt được thường là do máy chạy quá tải, đường điện có vấn đề hoặc các lỗi khác (Bảng điều khiển hiện chữ E10 chỉ báo trục trặc về nguồn cung cấp nước; E20: trục trặc về thải nước; E40: cửa mở). Hãy bỏ bớt quần áo, kiểm tra lại đường điện, tắt đi bật lại máy trước khi gọi thợ sửa.
Khi bảng điều khiển không sáng. Hãy kiểm tra nguồn điện có thể bị lỏng, đứt, chuột cắn,… Nếu đã kiểm tra không phát hiện dây bị đứt thì hãy báo kỹ thuật sửa máy giặt. Trong trường hợp đèn bảng điều khiển nháy liên tục và máy không chạy do bạn chất quá nhiều đồ vào trong máy giặt, đường điện bị sụt áp và các nguyên nhân khác.
7/ Ở gioăng cửa cao su có nấm mốc.
Do sử dụng máy lâu ngày không vệ sinh. Bạn cần vệ sinh không chỉ lồng giặt, các ngăn đựng mà còn cả gioăng cao su. Hãy dùng khăn ẩm định kỳ lau sạch các chỗ nấm mốc hoặc bẩn. Nên vệ sinh lồng giặt thường xuyên.
8/ Nước tràn ra sàn
Do quá nhiều bột giặt hay dùng bột giặt không thích hợp (phải dùng loại chuyên dụng giặt máy). Nên thay đổi loại bột giặt chuyên dùng nhầm không bị tràn nước và giúp máy hoạt động tốt, an toàn.
Ngoài ra, có thể do vỡ ống, hở mối nối, bị chuột cắn,… Hãy kiểm tra mối nối của ống dẫn nước vào. Còn ống dẫn nước vào hoặc ống nước thải bị hư hại hãy thay ống mới.
9/ Cửa máy không mở được
Vấn đề là máy giặt còn đang hoạt động. Đối với những loại máy giặt Electrolux luôn có chế độ khóa cửa trong quá trình hoạt động. Hãy lưu ý vấn đề này. Tránh trường hợp làm hỏng cửa máy giặt
Ngoài ra, nước có trong thùng máy. Bạn hãy chọn chương trình tháo nước hoặc vắt để tháo nước ra.