dich vu sua dien lanh tai nha

Cẩm nang tủ lạnh 3 cửa

Trước khi lựa chọn tủ lạnh 3 cửa về sử dụng thì việc lựa chọn vị trí đặt tủ là khá quan trọng. Các khách hàng phải đảm bảo sao cho nơi đó đã được vệ sinh, thoáng khí. Bởi đây là điều cần thiết để không khí lưu thông và không làm ảnh hưởng đến phần bên ngoài của tủ lạnh. Đa số các loại tủ này thường có dung lượng khá lớn từ 300 lít trở lên. Vỏ tủ được làm bằng thép không gỉ, mặt ngoài được phủ thêm lớp sơn tĩnh điện chống trầy xước.

tu-lanh-3-cua

Hầu hết những loại tủ này thường nhiều tính năng vượt trội như hệ thống khử mùi silver nano, hệ thống làm đá tự động (nước làm đá được câu trực tiếp vào máy) với 2 chức năng làm đá viên và đá bào. Đặc biệt nhiều loại tủ lạnh này sử dụng công nghệ Plasmacluster tạo ion khống chế các loại vi khuẩn, nấm mốc. Bộ khử mùi kép dạng tổ o­ng tạo môi trường tinh khiết hơn…

Ưu điểm của các loại tủ này là được thiết kế rất đẹp và tiện ích (tủ thường có 3-5 cửa, sử dụng ô nào mở cửa ô đó) vừa tạo thoải mái cho người sử dụng vừa được coi là vật trang trí trong nhà. Đặc biệt, khá phù hợp với những gia đình có nhiều người, vì sản phẩm này có những ngăn đựng đồ với diện tích khá lớn, nên người sử dụng có thể chưa đồ khá thoải mái.

Nhược điểm của lại sản phẩm này là tốn điện. Những loại tủ lạnh này chiếm khá nhiều diện tích trong phòng, do đó chỉ phù hợp với các gia đình có diện tích ở rộng. Những loại tủ này thường khó sửa chữa và tốn kém hơn những loại thông thường có giá bình dân đang phổ biến ở hầu hết các gia đình hiện nay. Nguyên nhân là khi những loại tủ lạnh cao cấp này khi gặp sự cố thường phải thay linh kiện mới, mà giá của những loại linh kiện này thường khá đắt, gấp hai, ba lần so với loại thông thường. Thậm chí, nhiều thiết bị các cơ sở bảo dưỡng không có, nên phải đặt mua chính hãng. Do đó, thời gian chờ sửa chữa sẽ kéo dài đối với những sản phẩm có giá bình dân 3 – 7 triệu đồng.

Cách bảo quản quản tủ lạnh
tu-lanh-side-by-side

Khi mua chiếc tủ 3 cánh về sử dụng thì trước lúc lắp đặt, các khách hàng cần phải kiểm tra xem sàn nhà (nơi đặt tủ lạnh) có bằng phẳng không, nếu không hãy điều chỉnh chân tủ cho đến khi tủ được bằng phẳng và chắc chắn. Đặt tủ lạnh ở nơi khô ráo, ít bụi và thoáng gió đảm bảo thống thoáng phía sau. Đặt cách tường tối thiểu 10cm để đảm bảo lưu không làm mát dàn. Đặc biệt, không dùng giấy vải, phủ kín làm ngưng dàn nóng. Khi mở của tủ không để luống gió quạt thốc thẳng vào sẽ làm tủ quá tải, tốn điện.

Khi sử dụng, sau hai tuần chúng ta nên cho tủ lạnh nghỉ ngơi 15 – 30 phút, sau đó lại đóng mạch cho tủ chạy bình thường. Sau mỗi tuần chạy liên tục bạn nên làm vệ sinh tủ bằng cách đưa các thực phẩm, khay, giá đỡ ra khỏi tủ lạnh. Dùng khăn sạch mềm để cọ rửa dàn lạnh các ngăn mặt trong của tủ lạnh, các tấm cửa cùng các chi tiết khác của tủ lạnh. Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng xà phòng loãng để cọ rửa các chất bẩn xong phải tráng lại bằng nước sạch và lau khô. Tuyệt đối không bao giờ dùng nước nóng, dung môi, các hóa chất tẩy rửa dùng cho nhà bếp, dầu đánh bóng, dung dịch vệ sinh có chất ăn mòn hoặc mài mòn, hoặc cọ rửa để làm vệ sinh tủ lạnh, vì như vậy có thể gây tổn hại tủ lạnh.

Khi cọ rửa tránh tình trạng để nước đọng lại ở đáy tủ, các đệm cửa, vỏ của tủ lạnh sử dụng khăn sạch tẩm nước ấm, sau đó lau khô. Sau khi lau sạch trong và ngoài tủ lạnh phải lau khô ở khe rãnh và mở của tủ từ 30-40 phút cho thông thoáng.

Một lưu ý mà các nhà sản xuất cũng đưa ra cho người sử dụng, đó là khi chúng ta tháo rời các bộ phận như khay để đồ trong tủ ra vệ sinh, thì cần phải lắp lại đúng vị trí trước khi khởi động tủ lạnh trở lại. Sau khi đã hoàn thành các thao tác này, mới được đưa thực phẩm dự trữ vào trong tủ lạnh.

Ngoài ra, để giảm tiêu hao điện năng của tủ lạnh chúng ta không mở cửa tủ nhiều lần… và thời gian mở tủ lâu quá. Không để thức ăn còn nóng vào trong tủ, cũng như không chứa nhiều thực phẩm quá mức quy định và không che kín các giá để thực phẩm trong tủ.

Lời khuyên an toàn đối với người sử dụng là để tránh trường hợp bị điện giật, trước khi vệ sinh tủ hay thay bóng đèn chúng ta phải tháo phích cắm. Ngoài ra, tuyệt đối không bao giờ tháo phích bằng cách kéo dây điện nguồn. Hãy Luôn luôn cắm chặt phích vào ổ, và kéo theo hướng thẳng để tránh làm hỏng dây nguồn. Trước khi cho thực phẩm vào tủ sử dụng, chúng ta nên để tủ chạy khoảng 2 – 3 tiếng, bởi điều này sẽ giúp bạn kiểm tra lại tủ đã vận hành đúng và đủ độ lạnh cần thiết để đông đá chưa.

Hiện tượng thường gặp

Một điều mà các nhà cung cấp cũng lưu ý người sử dụng, đó là trong khi tủ vận hành bên ngoài tủ sẽ nóng, đặc biệt là khi mới vận hành lần đầu. Đây là hiện tượng bình thường, chúng ta tránh để thực phẩm che các cửa gió vì sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông không khí trong tủ.

Ngoài ra, thi thoảng bên trong ngăn đông sẽ xảy ra hiện tượng đóng lớp tuyết nhẹ nếu cánh cửa bị mở thường xuyên. Theo các nhà cung cấp, đây là hiện tượng bình thường và lớp tuyết này sẽ được biến mất sau vài ngày sử dụng. Nếu cửa bị mở và bỏ quên trong một lúc lâu thì bên trong ngăn đông sẽ phủ một lớp tuyết dài. Trong trường hợp này hãy gỡ bỏ tuyệt đi và hãy cẩn thận đóng cửa cho đúng và hiện tượng tuyết sẽ không xảy ra nữa.

Nguồn ST

Bài viết liên quan
Website: Dịch Vụ Sửa Điện Lạnh Tại Nhà
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012