dich vu sua dien lanh tai nha

Tổng hợp các câu hỏi về gas máy lạnh

Bạn đã từng nghe đến gas máy lạnh có khả năng làm thủng tần ozo, hiệu ứng nhà kính, gas máy lạnh có độc không,… Bạn sẽ tìm được những câu trả lời từ chuyên viên sua chua may lanh nhiều năm kinh nghiệm của làm việc tại Trung tâm sửa điện lạnh.

Hỏi: Có bao nhiêu loại gas lạnh?

Trả lời: Có rất nhiều loại gas lạnh khác nhau. Trong lịch sử phát triển của kỹ thuật lạnh, các nhà khoa học đã thử nghiệm hàng ngàn loại ga lạnh khác nhau, trong đó có hàng trăm ga lạnh đã được ứng dụng trong thực tế bao gồm cả các chất hữu cơ và vô cơ. Tiêu biểu nhất cho các chất hữu cơ là các frêôn và cho các chất vô cơ là amôniắc. Frêôn là các cacbua hydrô no và chưa no như CH4, C2H6 mà các nguyên tử hydrô được thay thế một phần hoặc toàn bộ bằng các nguyên tử clo và flo, ví dụ gas nạp cho tủ lạnh R12 là CCl2F2, gas nạp cho máy lạnh R22 là CHClF2, R410a.

Hỏi: Gas lạnh đóng vai trò như thế nào trong máy lạnh?

Trả lời: Trong máy lạnh có máy nén hơi, gas lạnh được máy nén hút từ dàn bay hơi để nén lên áp suất cao, đẩy vào dàn ngưng tụ. Ở dàn ngưng tụ hơi thải nhiệt cho môi trường làm mát để ngưng tụ lại thành dịch lỏng. Dịch lỏng được đưa qua van tiết lưu vào dàn bay hơi. Khi qua van tiết lưu, áp suất đột ngột giảm xuống rất thấp làm cho dịch lỏng bốc hơi mãnh liệt ở nhiệt độ thấp trong dàn bay hơi, tạo ra hiệu ứng lạnh để làm lạnh phòng.

Hỏi: Gas lạnh có độc không?

Trả lời: Hầu hết các loại gas lạnh là không độc trừ amôniắc. Chỉ khi có quá nhiều gas lạnh trong không khí (khoảng 0,44 kg gas lạnh/1m3 không khí ) thì có thể bị ngạt do thiếu dưỡng khí. Lượng gas nạp trong tủ lạnh chỉ khoảng 0,1kg, còn trong máy lạnh 3,5 kW (12.000Btu/h) khoảng 1,0kg. Nếu phòng có diện tích 20m2 cao 3m (60 m3) thì phải có lượng gas của 260 tủ lạnh hoặc 26 máy lạnh xả vào thì mới có nguy cơ gây ngạt cho người. Tuy nhiên cần lưu ý rằng khi có mặt sắt, thép làm chất xúc tác các frêon phân huỷ ở 550oC có thành phần fosgen rất độc. Cần đặc biệt lưu ý khi dùng đèn khò sửa chữa máy lạnh. Amôniắc thì rất độc, gây kích thích niêm mạc, mắt, dạ dày, gây co thắt cơ quan hô hấp, làm bỏng da, tuy nhiên có mùi hắc rất khó ngửi nên dễ phòng tránh. Gas amôniắc cũng chỉ dùng trong lạnh công nghiệp công suất lớn, không có trong lạnh dân dụng nên ít gặp.

Hỏi: Gas lạnh có cháy nổ không?

Trả lời: Ga frêon R12, R22 không cháy, không nổ, nhưng ngày nay do nhiều frêon truyền thống phá huỷ tầng ôzôn nên phải dùng các loại frêon mới không hoàn toàn an toàn như các frêon truyền thống. Đặc biệt, để bảo vệ môi trường, loại trừ frêon R12, các nước trong cộng đồng châu Âu, Ấn Độ, và một số xí nghiệp của Trung Quốc sử dụng gas đun bếp butan và propan để nạp cho tủ lạnh. Đây là các chất có nguy cơ cháy nổ rất cao. Tuy với lượng nạp chỉ 0,1kg cho 1 tủ lạnh nhưng nếu có lẫn không khí và động cơ rò điện, gây ra tia lửa điện thì tủ lạnh có thể trở thành một quả bom. Vì vậy công tác an toàn cho tủ loại này là đặc biệt quan trọng.

Hỏi: Cơ chế phá huỷ tầng ôzôn của gas lạnh là như thế nào?

Trả lời: Thành phần clo của các gas lạnh frêon chính là thủ phạm phá huỷ tầng ôzôn. Ga lạnh bị xì vào không khí tuy rất bền vững nhưng dần dần bay lên đến tầng bình lưu, cách mặt đất chừng 10-15km. Bị tác động của tia tử ngoại, chúng phân huỷ ra clo nguyên tử, các clo nguyên tử này phân huỷ ôzôn thành O2 và nguyên tử ôxi đơn O. Mỗi nguyên tử clo có thể phân huỷ được hàng vạn phân tử ôzôn. Các frêon không chứa clo không phá huỷ tầng ôzôn ví dụ các loại frêon mới R134a (C2H2F4), R410A, R407C, R507.

Hỏi: Cơ chế làm nóng địa cầu của gas lạnh là như thế nào?

Trả lời: Hiệu ứng làm nóng địa cầu còn gọi là hiệu ứng lồng kính là hiện tượng khí gas ngăn cản bức xạ nhiệt có bước sóng dài từ Trái Đất vào vũ trụ làm cho Trái Đất nóng lên. Hiệu ứng này giống như hộp thu năng lượng bức xạ Mặt Trời có tấm kính ở trên. Bức xạ Mặt Trời có bước sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua tấm kính vào trong hộp và bị bề mặt sơn đen phía trong hấp thụ. Bề mặt sơn đen có nhiệt độ tuy cao nhưng nhỏ hơn nhiệt độ Mặt Trời rất nhiều nên chỉ bức xạ trở lại bằng các tia nhiệt có bước sóng dài. Các tia này không xuyên qua được kính mà bị phản xạ trở lại, làm cho nhiệt độ trong hộp nóng lên. Khí lồng kính chủ yếu trong khí quyển là CO2. Hàm lượng CO2 từ hoạt động của núi lửa, cháy rừng… được coi là cân bằng. Nhưng trong những năm gần đây lượng CO2 gia tăng đáng kể do hoạt động của con người từ khai thác và tiêu thụ nhiên liệu cộng với sự phát thải hàng triệu tấn ga lạnh vào khí quyển. Ga lạnh thường có hiệu ứng lồng kính cao hơn CO2 hàng nghìn lần, có frêon đến 3000 lần. Số nguyên tử flo trong frêon càng cao thì hiệu ứng lồng kính càng lớn. Chính vì vậy phải nghiêm cấm xả gas lạnh vì bất cứ lí do gì vào khí quyển.

Hỏi: Có gas lạnh lí tưởng an toàn, không độc hại, không phá huỷ môi sinh, không làm nóng địa cầu… không?

Trả lời: Trước đây R12 và R22 được coi là lí tưởng. Nhưng nay R12 đã bị cấm vì phá huỷ tầng ôzôn, R22 cũng sẽ bị cấm vào 2030 (thời hạn cho Việt nam là 2040). Đáng tiếc cho đến nay, các nhà khoa học vẫn bất lực chưa tìm ra được một chất nào khả dĩ để thay thế R12 và R22 mà không tác động xấu đến môi trường.

Hỏi: CFC, HCFC, HFC và HC là các gas lạnh gì?

Trả lời: Cách gọi này để phân biệt các loại frêon có cấu trúc phân tử khác nhau với các tính chất môi sinh khác nhau. CFC là các chất hyđrocacbon chỉ có thành phần clo và flo là các chất phá huỷ tầng ôzôn mạnh nhất nên đã bị cấm từ 1.1.1996. HCFC là các chất có đầy đủ các thành phần hyđrô, clo và flo có tiềm năng phá huỷ tầng ôzôn ít hơn, là các gas lạnh quá độ, được sử dụng đến 2030 (Việt nam đến 2040). HFC là các chất chỉ có hyđrô và flo là các chất không phá huỷ tầng ôzôn được coi là gas lạnh cho tương lai, tuy nhiên chúng lại gây hiệu ứng lồng kính nên sớm muộn chúng cũng sẽ bị loại bỏ. HC là các chất chỉ có thành phần hyđrô (gas đun bếp) là các chất tự nhiên, ít tác động đến môi trường. Tuy có nguy cơ cháy nổ rất cao nhưng có thể phải sử dụng làm gas lạnh trong tương lai nếu các nhà khoa học không tìm ra được các ga lạnh mới phù hợp.

Hỏi: Gas lạnh có dẫn điện không?

Trả lời: Amôniắc dẫn điện, còn các chất frêon hầu như không dẫn điện. Chính vì vậy mới có thể bố trí động cơ điện trong các block máy nén tủ lạnh hoặc máy lạnh gas frêon mà không sợ chập điện. Amôniắc dẫn điện nên luôn luôn phải đặt động cơ điện bên ngoài máy nén.

Nguồn tại lanhdhkk.com.vn

Bài viết liên quan
Website: Dịch Vụ Sửa Điện Lạnh Tại Nhà
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012