Có rất nhiều người vẫn luôn tin rằng thức ăn, thực phẩm sẽ bảo quản lâu hơn khi cho vào tủ lạnh và các vi khuẩn sẽ bị chết trong môi trường này. Thật ra, thì đúng là ta có thể bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh lâu hơn. Nhưng tủ lạnh có chức năng diệt khuẩn thì không hề có. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai bạn nhé, tủ lạnh chỉ có thể kiềm hãm lại sự phát triển của vi khuẩn chứ không hề tiêu diệt được chúng. Diệt khuẩn không phải là chức năng của tủ lạnh.
Ngộ độc thực phẩm do rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, thương hàn… vì dùng thịt kho, cá kho, sữa đậu nành, bơ, sữa, canh cua rau, trái cây gọt sẵn… để lâu ngày trong tủ lạnh.
Ở nhiệt độ 50C vi khuẩn cũng không chết mà chỉ phát triển chậm lại hoặc ngừng phát triển, độc tố không bị phá huỷ. Chưa kể một số loại có thể thích nghi trong môi trường này. Khi ra khỏi tủ lạnh, gặp được điều kiện nhiệt độ bình thường, chúng sẽ hoạt động trở lại. Thức ăn để trong tủ lạnh, khi nào ăn thì lấy ra hâm nóng lại. Đó là thói quen của hầu hết các gia đình. Nhưng với thức ăn đã để lâu ngày thì có thể có nguy cơ bị ngộ độc. Vì các vi khuẩn không bị phân huỷ, gây ra ngộ độc. Với những loại thức ăn trước khi cho vào tủ lạnh đã bị nhiễm khuẩn, thì khi cho vào tủ lạnh cũng không hề diệt trừ được chúng. Chính vì vậy mà dẫn đến ngộ độc là chuyện sẽ xảy ra.
Hãy dự trữ thức ăn đúng cách
Ngăn đông có nhiệt độ âm (–6oC, –12oC hoặc –18oC) : Dùng để làm nước đá và bảo quản những thực phẩm kết đông. Chỉ nên dùng ngăn này bảo quản thực phẩm đã kết đông sẵn mua về, không nên kết đông thịt tươi ở đây vì các tinh thể nước đá lớn hình thành sẽ phá rách màng tế bào làm giảm chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm. Lưu ý là không sử dụng nguồn nước làm đá khi chưa được nấu sôi.
Ngăn lạnh nhiệt độ dương (0 – 10oC, tuỳ vị trí): Thực phẩm bảo quản cần phải đựng trong hộp kín, bọc thực phẩm. Tránh ám mùi vào các thức ăn khác, làm cho chất lượng thực phẩm giảm. Thức ăn không nên để quá lâu trong tủ lạnh. Sắp xếp thức ăn hợp lý, để tránh tình trạng để quên, lãng phí.
Thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh phải sạch, không phải là thực phẩm nhiễm khuẩn. Cần phải hạn chế dự trữ thực phẩm dễ hư như sữa, trứng, rau,.. ở vị trí cánh tủ. Vì đây là vị trí ít lạnh nhất trong tủ lạnh. Nhiệt độ không đủ để bảo quản thực phẩm lâu. Với những thực phẩm như cá, thịt sống thì cần phải bọc thật kín trước khi bảo quản. Để đảm bảo độ lạnh thì các thức ăn không nên để quá nhiều trong tủ lạnh. Cần phải có khoảng trống cho hơi lạnh tỏa ra đến tất cả vị trí trong tủ lạnh.
Với thực phẩm rã đông: Không cho thực phẩm vào nước lạnh, ngâm nước. Nên cho thực phẩm rã đông ngăn mát, như vậy thì quá trình hoạt động lại của vi khuẩn sẽ bị kiềm hãm. Thói quen không dùng hết thực phẩm rã đông, sau đó thì cho lại vào tủ lạnh là hành động sai. Các chất dinh dưỡng sẽ mất Bạn cần chia thực phẩm tùy theo nhu cầu sử dụng. Để khi rã đông sẽ dùng hết mà tránh lãng phí. Với thực phẩm rã đông cần phải nấu thật chính để các vi khuẩn chết hết.