dich vu sua dien lanh tai nha

Đề phòng cảm lạnh lúc giao mùa

Thường thì khi đến thời điểm giao mùa thì lượng người bị bị bệnh theo mùa lại tăng lên. Lý do là cơ thể con người cần có thời gian để thích ứng với môi trường xung quanh. Dạo này, thời tiết miền nam đang vào mùa mưa. Cứ sáng nắng thì chiều lại mưa. Làm cho sức khỏe của mọi người cũng bị ảnh hưởng theo.

tre-bi-cam-lanh

Nguyên nhân gây cảm lạnh

  • Nhiệt độ: Không ở lâu trong môi trường lạnh dưới 15 độ C. Nếu nhiệt độ môi trường dưới 10 độ C. Tránh ra ngoài trời nếu không thật cần thiết.
  • Ăn uống: Phải no và đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường sự chuyển hóa chất của cơ thể. Ăn đồ ăn, thức uống có tính cay, nóng như thịt bò, thịt dê, gừng, ớt, hạt tiêu… để giữ ấm cơ thể.
  • Mặc ấm khi trời lạnh: Trời mưa, trời gió hay trời lạnh mà mặc không đủ ấm, đầu không đội mũ, chân không đi giầy, không mang tất ấm, cổ không quấn khăn vv… vì thế các bộ phận thuộc bộ máy hô hấp (mũi, miệng, cổ họng, phổi… ) và tuần hoàn (tim, dạ dầy, ruột, gan, thận, lá lách…) bị lạnh. Khí âm xâm nhập nhiều quá làm mất sự điều hòa trong cơ thể, gây bế tắc kinh mạch, và suy yếu các bộ phận trong cơ thể. Tuyệt đối không mặc quần áo ướt.
  • Ngồi trúng chỗ có luồng gió: Ngồi trúng chỗ có luồng gió (ở tư gia, trong nhà thờ, nhà hội có mở cửa trước cửa sau, hay cửa ngang hông, trong xe mở cửa kính hay phòng có máy lạnh vv… ) có thể là nguyên nhân bị cảm lạnh.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột trong ngày: Đặc biệt khi thời tiết mà sáng sớm và ban chiều trời lạnh, nhưng ban trưa trời nóng, có rất nhiều người bị cảm lạnh. Cứ thế, khí âm nhập vào người mỗi ngày một chút, và từ từ khiến cho cơ thể bị suy nhược và sinh ra nhiều triệu chứng mà không biết là bệnh gì.
  • Thức khuya: Theo các nhà nghiên cứu tại ĐH Carnegie Mellon (Mỹ) thì nếu mỗi đêm bạn ngủ ít hơn 7 tiếng thì bạn có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn gấp 3 lần so với ngủ đủ thời gian cần thiết. Và việc bạn sử dụng thời gian trên giường một cách khôn ngoan cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các nhà khoa học gọi đó là “hiệu quả của giấc ngủ”.
  • Môi trường: Nhà ở, văn phòng (nhất là văn phòng có máy lạnh), lớp học (đặc biệt là nhà trẻ)… đều là môi trường lý tưởng để lây lan mầm bệnh.
  • Hút thuốc lá: Dù hút thuốc là thụ động hay chủ động thì đều có những tác hại không hề tích cực đến sức khỏe. Những người có thói quen hút thuốc rất dễ bị cảm lạnh. Thường thì chúng lâu lạnh và cũng rất dễ dẫn đến viêm phế quản.

Chữa trị

  • Kháng histamine H1: Kháng histamine H1 có công dụng ngăn chặn hoạt động của histamine trong cơ thể, chúng gây tiết nhiều nước mũi, nước mắt, phong ngứa. Các loại thuốc kháng H1 đã được chứng minh có hiệu quả trong bệnh cảm là Chlorpheniramine, Brompheniramine, Clemastine. Tác dụng phụ của thuốc có thể gặp dù hiếm là: buồn ngủ, khó tiểu ở những người có phì đại tiền liệt tuyến, làm nặng thêm tình trạng tăng nhãn áp.
  • Kháng viêm không steroid (NSAIDs): Kháng viêm không steroid đã được sử dụng nhiều để điều trị triệu chứng bệnh cảm như: sốt, lạnh, đau cơ, và mệt mỏi trong cảm lạnh. Hoạt động của kháng viêm không steroid là thông qua việc ức chế sản xuất hóa chất trung gian của phản ứng viêm là prostaglandins. Một số thuốc thường được sử dụng là Ibuprofen và Naproxen. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu lớn về việc sử dụng NSAIDs trong bệnh cảm. Tác dụng phụ quan trọng của NSAIDs là khó chịu đường tiêu hóa, ở một số người có thể gây loét và xuất huyết đường tiêu hóa.
  • Thuốc chống nghẹt mũi: Các thuốc chống nghẹt mũi, ví dụ như pseudoephedrine, làm co các mao mạch ở màng nhầy mao mạch mũi, hạn chế tình trạng nghẹt mũi. Thuốc có ở dạng uống hay nhỏ mũi, thường có thể dùng các loại thuốc nhỏ mũi có bán tại các nhà thuốc tây. Tuy nhiên, loại này chỉ được dùng không quá 3 ngày liên tiếp, nếu dùng lâu hơn, có thể làm mũi bị sưng và làm nghẹt mũi trầm trọng hơn. Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc uống quá liều là nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, căng thẳng.
  • Thuốc ức chế ho: Thuốc ức chế ho có thể là an thần tự nhiên như codeine, hay an thần tổng hợp như dextromethorphan. Thuốc ức chế ho tác động ức chế trung tâm phản xạ ho trên não. Hiệu quả của chúng đã được chứng minh trên những bệnh nhân ho mãn tính, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả của chúng trên tình trạng ho trong cảm. Không nên sử dụng thuốc ho trong những trường hợp ho có đàm ở người bệnh phổi mãn tính vì thường không có hiệu quả. Tác dụng phụ hiếm gặp là khó chịu ở đường tiêu hóa.

Các biện pháp trị liệu khác có thể áp dụng

xong-hoi

  • Vitamin C: Có tác dụng như một người lao công dọn dẹp sạch sẽ những rác rưởi trong cơ thể bạn, bao gồm cả vi khuẩn, virus nữa. Nhờ công dụng này mà vitamin C có thể được xếp vào một trong những biện pháp cần thiết trị cảm. Ngoài ra, vitamin C còn giúp làm giảm cơn khó chịu của bệnh cảm như ho, nhảy mũi, nghẹt mũi, sổ mũi, bần thần… và nhiều triệu chứng cảm khác. Tuy việc uống vitamin C với liều lượng khá cao như trên không gây nguy hại trong thời gian ngắn ngủi một vài ngày, nhưng các bác sĩ khuyên rằng nên tiếp tế cho cơ thể sinh tố này bằng cách ăn nhiều trái cây cam, bưởi, chanh, hoặc ăn sống các rau cải có mầu xanh đậm tốt hơn là uống thuốc viên. Chất kẽm cũng có công dụng rút ngắn cơn bệnh lại một vài ngày và hay nhất là có thể làm dịu đi rất hữu hiệu cảm giác khô cổ, rát cổ.
  • Chất kẽm: Cũng như chất sắt, chất vôi (canxi)… và những kim loại có ích khác thường được bày bán tự do tại các nhà thuốc tây. Chất này cũng được chế thành kẹo ngậm trị cảm cúm có hình thoi hoặc hình bình hành.. Nên để ý nếu dùng quá nhiều (trên 1.000mg) kẽm có thể trở thành một chất độc. Khi dùng phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc hoặc đơn của bác sĩ.
  • Thuốc tỏi: Bán tại các tiệm thuốc tây hoặc tỏi sống cũng có công dụng giết virus và rút ngắncơn cảm cúm của bạn rất nhanh chóng. Ăn tỏi sống có hiệu quả hơn.
  • La Hán Quả (Lohan quo): Có bán tại hầu hết các chợ thực phẩm dưới dạng thỏi hoặc quả pha nước uống có công dụng tiêu đờm rất nhanh chóng. Thường chỉ sau 1-2 lần uống là có thể tiêu trừ hết những đờm gây khó chịu nơi cổ họng (đờm này thường làm tắt tiếng hoặc gây khó khăn khi nói chuyện, nó cũng gây bệnh nghẹt mũi hoặc sổ mũi khi có quá nhiều trong hốc mũi).
  • Nước muối: Súc miệng bằng nước muối (khuấy đều 1 muỗng cà phê muối ăn trong 1/2 lít nước ấm, khi súc miệng, ngửa cổ lên cho nước muối chạy vào cổ họng, thổi hơi lên tạo thành tiếng kêu trong cổ họng – rồi khạc ra). Hành động này giúp cho cổ họng thông hơn, bớt nghẹt mũi, giết vi trùng, và làm khạc ra đờm nhiều hơn.
  • Uống trà nóng hoặc canh nóng:  Nên thật nóng miễn là đừng để bị bỏng miệng – uống từng ngụm nhỏ cho đế khi hết chén. Có công dụng thông mũi.
  • Xông hơi: Được xem là biện pháp dân gian thường được áp dụng đối với người bệnh cảm, tuy nhiên chưa được chứng minh rõ ràng và cần phải đề phòng bỏng.
  • Ngủ nhiều: Nghỉ ngơi và ngủ giúp tăng cường dự trữ năng lượng của cơ thể. Ho và cảm lạnh có thể làm cho bạn dễ bị nhiễm vi-rút hoặc nhiễm trùng khác, vì vậy bạn nên cố gắng kiềm chế và kiểm soát nó trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Để nhanh chóng chìm vào giấc ngủ hơn thì các chuyên gia khuyến khích chúng ta nên tắt hết tivi cũng như điện sáng nhằm tránh bị mất tập trung.
  • Uống nhiều chất lỏng: Hãy thử uống nước cam tươi hoặc nước ép dứa, chúng rất giàu vitamin C. Chúng ta đều biết là Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch tốt như thế nào. Nó cũng là một chất chống histamine tự nhiên. Và nếu bạn đang cảm thấy nghẹt mũi, khó thở thì nó có tác dụng tốt cho các xoang của bạn và giảm tiết chất nhầy hơn. Bạn cũng có thể thử ép chanh vào một tách nước nóng, và thêm một chút mật ong. Điều này sẽ giúp làm dịu cổ họng bị ngứa. Những người khác như súc miệng bằng nước muối.
  • Tập thể dục thường xuyên: Một nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động thể dục thể thao đến hệ miễn dịch và các virus do ĐH Appalachian State (Mỹ) tiến hành đã cho ra một kết quả khả quan trong việc phòng ngừa bệnh cảm lạnh.
  • Giữ ấm cơ thể: Không ở lâu trong môi trường lạnh dưới 15 độ C. Nếu nhiệt độ môi trường dưới 10 độ C, tránh ra ngoài trời nếu không thật cần thiết. Phải mặc ấm, đội mũ, đi găng tay, tất chân để chống rét. Tuyệt đối không mặc quần áo ướt.
  • Ăn uống: No và đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường sự chuyển hóa chất của cơ thể. Ăn đồ ăn, thức uống có tính cay, nóng như thịt bò, thịt chó, thịt dê, gừng, ớt, hạt tiêu… để giữ ấm cơ thể.

Biến chứng

Cảm lạnh có thể dẫn đến nhiễm trùng cơ hội như viêm phế quản cấp, viêm phổi cấp, viêm xoang, viêm tai giữa…Với những người hen suyễn, khí phế thũng, viêm phế quản mãn, thì cảm lạnh có thể làm khởi phát những cơn kịch phát cấp tính.
Cần phân biệt bệnh cảm lạnh với bệnh cảm cúm. Bệnh cúm khác xa với cảm, mặc dù cả hai giống nhau ở giai đoạn đầu – đều gây đau cổ họng, tứ chi ê ẩm và nhức đầu. Tuy nhiên, cảm ít gây sốt và hiếm khi làm thân nhiệt cao hơn 38,8 độ C, trong khi cúm có thể làm thân nhiệt bạn lên trên 39,4 độ C. Một điểm khác nhau nữa là khi bị cảm, bạn có thể chảy nước mắt, còn cúm làm mắt bạn bị đau (đồng thời với đau lưng và tứ chi). Bệnh cúm thường lâu hết hơn cảm.
Cúm còn dẫn đến viêm phổi, gây nguy hiểm nặng cho sức khỏe của những người trẻ tuổi hoặc người cao tuổi, cũng như ở người bệnh tim, ngực, hệ miễn dịch và rối loạn chức năng thận.

Bài viết liên quan
Website: Dịch Vụ Sửa Điện Lạnh Tại Nhà
Được quản lý bởi: CTY TNHH DV KT CƠ ĐIỆN LẠNH SỐ ĐỎ
Điện thoai: 028.6670.4444 or 028.2217.5555
GPĐKKD: 0311593828. Do Sở KH & ĐT TP.HCM Cấp ngày 03/03/2012